Điện và các thiết bị điện công nghiệp là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất. Gần như mọi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay đều cần có điện và các thiết bị điện công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đều trang bị các hệ thống dây chuyền máy móc và thiết bị hỗ trợ sản xuất hiện đại. Mà hầu tư tất cả các hệ thống này đều hoạt động bằng nguồn năng lượng điện. Tuy nhiên để các hệ thống máy móc sản xuất này có thể hoạt động tốt và ổn định thì việc trang bị các thiết bị điện công nghiệp phù hợp là điều bắt buộc.
1. Tại sao lại phải sử dụng các thiết bị điện công nghiệp?
Đối với các máy móc, hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp có sử dụng điện thì các yêu cầu về nguồn điện và các thông số kỹ thuật điện đặc thù cũng rất khác biệt. Mỗi loại máy móc, trang thiết bị sản xuất khác nhau đều có các yêu cầu khác nhau về nguồn điện để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất. Các thiết bị điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn các yêu cầu đó, đồng thời các thiết bị điện công nghiệp còn có các chức năng bảo vệ an toàn cho máy móc sử dụng nguồn điện…
2. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị điện công nghiệp
Các thiết bị điện công nghiệp phải có các đặc tính kỹ thuật tương thích với các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật cụ thể đã được xác định cho hệ thống điện sản xuất chung. Ngoài ra các thiết bị điện công nghiệp còn phải thỏa mãn một số quy định chính sau đây:
Đặc tính về điện áp. Các thiết bị điện công nghiệp phải có điện áp thích hợp với trị số cực đại của điện áp của nguồn điện cung cấp trong chế độ hoạt động bình thường và khi các trường hợp quá điện áp xảy ra.
Đặc tính về dòng điện. Các thiết bị điện công nghiệp khi được lựa chọn cần phải thỏa mãn về trị số dòng điện cực đại của dòng điện đi qua khi hoạt động bình thường và khi hoạt động bất bình thường.
Đặc tính về tần số. Nếu tần số ảnh hưởng tới quá trình làm việc của các thiết bị điện thì tần số đó phải phù hợp với tần số của lưới điện.
Đặc tính về công suất các trang thiết bị điện. Các trang thiết bị điện được lựa chọn dựa trên cơ sở công suất tối đa tiêu thụ khi làm việc bình thường, có lưu ý tới hệ số sử dụng và các điều kiện làm việc của thiết bị.
3. Lắp đặt thiết bị điện công nghiệp
Các thiết bị điện công nghiệp phải được tính toán và lắp đặt phù hợp với các điều kiện môi trường xung quanh, phù hợp với đặc thù của nơi lắp đặt thiết bị điện công nghiệp.
4. Phòng tránh sự cố
Các thiết bị điện công nghiệp phải được lựa chọn và phải đảm bảo được rằng khi chúng hoạt động bình thường sẽ không tại ra những tác động, ảnh hưởng có hại đối với con người. Trong các nhà máy, xí nghiệp thì có rất nhiều máy móc, thiết bị sử dụng điện được vận hành. Mỗi thiết bị máy móc này lại có các yêu cầu và thông số kỹ thuật khác nhau và sử dụng những thiết bị điện không giống nhau nên cần được chú ý để có sự phối hợp chính xác để đảm bảo hoạt động của các trang thiết bị máy móc.